I. Định nghĩa về câu điều kiện
Câu điều kiện là một dạng câu trong ngữ pháp được sử dụng để diễn đạt một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra.
Một câu điều kiện thường có cấu trúc là một câu phức gồm hai mệnh đề:
Mệnh đề Nếu chứa if – mô tả tình huống một điều có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Mệnh đề thì… là mệnh đề chính – thể hiện kết quả kéo theo.
Ví dụ:
If it rains, we will stay at home.
(Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.)
Chúng ta cũng có thể đảo mệnh đề chính lên trước mệnh đề phụ, lúc này không cần dùng dấu phẩy tách giữa 2 mệnh đề.
Ví dụ:
He would have passed the exam if he had studied harder.
(Cậu ấy đã đỗ kỳ thi nếu cậu ấy học chăm chỉ hơn.)
II. Các loại câu điều kiện
1. Câu điều kiện loại 0
1.1 Định nghĩa
Câu điều kiện loại 0 thường diễn đạt về những sự kiện, sự thật chung, hoặc những điều luôn xảy ra theo quy tắc.
1.2 Công thức câu điều kiện loại 0
If + S+ V(s/es)+…, S+ V(s/es) +…
If + thì hiện tại đơn, thì hiện tại đơn
Ví dụ:
If water reaches 100 degrees Celsius, it boils. (Nếu nước đạt đến 100 độ C, nước sẽ sôi.)
If you heat ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng đá, nó sẽ tan.)
1.3 Cách dùng
- Thể hiện một thói quen, hành động thường xuyên xảy ra
Ví dụ:
If Mary gets up, she brushes her teeth first.
(Nếu Mary ngủ dậy, cô ấy đánh răng trước tiên.)
- Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một đặc điểm thường thấy, thói quen, kết quả tất yếu sẽ xảy ra,...
Ví dụ:
If the sun sets, it gets dark.
(Nếu mặt trời lặn, trời sẽ tối.)
- Dùng để đưa ra lời chỉ dẫn, đề nghị, nhờ vả
Ví dụ:
If you can play tennis, teach Mark how to play it.
(Nếu cậu biết chơi quần vợt thì hãy dạy cho Mark chơi với.)
If Mary calls, tell her I am at the library.
(Nếu Mary có gọi thì bảo cô ấy là tớ ở thư viện nhé.)
Lưu ý
Ta có thể thay thế If bằng When/Whenever (Khi nào/Bất cứ khi nào) trong câu điều kiện loại 0 mà không làm thay đổi nghĩa câu
Ví dụ:
Whenit is sunny, Mark often walks his dog around the park.
(Khi trời nắng, Mark thường dắt chó đi dạo quanh công viên.)
2. Câu điều kiện loại 1
2.1 Định nghĩa
Câu điều kiện loại 1 là dạng câu sử dụng để dự đoán hành động, sự việc, tình huống có thể xảy ra trong tương lai khi đã có một điều kiện nhất định xảy ra trước.
Ví dụ:
If it rains tomorrow, I will stay at home.
(Nếu mưa vào ngày mai, tôi sẽ ở nhà.)
2.2 Công thức
If + S+ V(s/es) +…, S+ will + V(bare) +…
If + thì hiện tại đơn, thì tương lai đơn
Ví dụ:
If you study hard, you will pass the exam.
(Nếu bạn học chăm chỉ, bạn sẽ qua môn.)
2.3 Cách dùng
- Diễn tả kết quả của một sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ:
If I see him, I will ask him about the project.
(Nếu tôi gặp anh ấy, tôi sẽ hỏi anh ấy về dự án.)
If the train is on time, we will arrive at the station by noon.
(Nếu tàu đến đúng giờ, chúng ta sẽ đến ga trước buổi trưa.)
- Dùng để diễn tả sự cho phép, đồng ý
Ví dụ:
If you finish your homework early, you can go out with your friends.
(Nếu con hoàn thành bài tập sớm, con có thể đi chơi với bạn bè.)
- Dùng để nêu lên đề nghị hoặc gợi ý, khuyên nhủ khi sử dụng must/have to/ought to/should/… + V(bare)
Ví dụ:
If you want to pass the exam, you must study harder.
(Nếu cậu muốn qua bài thì thì phải học chăm hơn nữa.)
- Dùng để đưa ra cảnh báo hoặc đe dọa
Ví dụ:
If you don’t do the homework, you will be penalized.
(Nếu cậu không làm bài tập thì sẽ bị phạt đó.)
2.4 Biến thể của câu điều kiện loại 1.
- Dùng thì hiện tại tiếp diễn ở mệnh đề if để diễn tả hành động đang diễn ra.
Ví dụ:
If Mary is having a serious conversation, she will lock the door.
(Nếu Mary đang nói chuyện gì nghiêm túc, cô ấy sẽ khóa cửa phòng.)
- Dùng thì hiện tại hoàn thành ở mệnh đề If nếu không chắc chắn về thời gian xảy ra của hành động.
Ví dụ:
If Jenny has returned everything, I will sell all of them.
(Nếu Jenny trả lại mọi thứ, tôi sẽ bán hết chúng đi.)
- Dùng thì tương lai tiếp diễn hoặc tương lai hoàn thành ở mệnh đề chính nhằm nhấn mạnh trạng thái sự việc diễn ra hoặc hoàn thành.
Ví dụ:
If Harry prepares everything carefully, he will have finished the report by next month.
(Nếu Harry chuẩn bị mọi thứ kỹ càng, anh ấy sẽ hoàn thành báo cáo trước tháng sau.)
3. Câu điều kiện loại 2
3.1 Định nghĩa
Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả tình huống, hành động không có thật, không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
If she lived closer, we would visit her more often.
(Nếu cô ấy sống gần hơn, chúng tôi sẽ thăm cô ấy thường xuyên hơn.)
Trong ví dụ trên sự thật là cô ấy không sống ở gần, chúng tôi không thể ghé thăm cô ấy thường xuyên, nhưng người nói đặt giả thuyết nếu điều ngược lại xảy ra.
3.2 Công thức
If + S + V-ed + …, S + would/could + V(bare) + …
If + quá khứ đơn, Would/could + động từ nguyên mẫu
Ở mệnh đề If (If clause) của câu điều kiện loại 2, nếu động từ ở dạng to be, ta dùng WERE cho tất cả các ngôi.
Trong mệnh đề chính (main clause) của câu điều kiện loại 2, ngoài sử dụng trợ động từ would, ta có thể dùng could, might, …
Ví dụ:
He would travel all over the world if he were rich.
(Nếu anh ấy giàu, anh ấy sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)
If Mai were taller, she could join a beauty contest.
(Nếu Mai cao hơn thì cô ấy có thể tham dự cuộc thi sắc đẹp.)
3.3 Cách dùng
- Diễn tả hành động không xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ:
If it wasn't raining, we would go for a walk in the park.
(Nếu không có mưa, chúng ta sẽ đi dạo trong công viên.)
- Dùng để đưa ra lời khuyên hoặc khi cần lời khuyên
Ví dụ:
If I were you, I would study harder.
(Nếu tớ là cậu, tớ sẽ học hành chăm chỉ hơn.)
What would you do if you were me?
(Cậu sẽ làm gì nếu cậu là tớ?)
- Dùng để từ chối đề nghị của ai đó
Ví dụ:
If I had more money, I would help you.
(Nếu tớ có nhiều tiền hơn thì tớ sẽ giúp cậu.)
3.4 Biến thể của câu điều kiện loại 2
Công thức: If + QKĐ, S + would/could/might/had to... + be + V-ing
Ví dụ:
If today were Sunday, I would be lying on my bed.
(Nếu hôm nay là chủ nhật, tôi sẽ đang nằm dài trên giường.)
Công thức: If + QKĐ, QKĐ
Ví dụ:
If I finished the report, I were free now.
(Nếu tớ hoàn thành xong báo cáo thì giờ rảnh rồi.)
If + Thì quá khứ tiếp diễn, S + would/could + V-inf
Ví dụ:
If I knew you were studying, I wouldn’t disturb you.
(Nếu tớ biết cậu đang học thì tớ đã không làm phiền cậu rồi.)
4. Câu điều kiện loại 3
4.1 Định nghĩa
Câu điều kiện loại 3 là dạng câu diễn tả sự việc không thể xảy ra ở quá khứ.
Ví dụ:
If they had taken the earlier train, they would have arrived on time.
(Nếu họ đã đi chuyến tàu sớm hơn, họ đã đến đúng giờ.)
Trong ví dụ trên, sự thật là họ đã không bắt chuyến tàu sớm hơn nên họ đã không đến được đúng giờ, đây là điều người nói giả định lại.
4.2 Công thức
If + S + had + V(pp) + …, S + would/could + have + V(pp) + ...
If + Quá khứ hoàn thành, Would/could + động từ ở dạng hiện tại hoàn thành
Tương tự như câu điều kiện loại 2, với câu điều kiện loại 3, ta cũng có thể dùng could thay vì would để nhấn mạnh khả năng có thể hay không thể làm gì [ngược với hiện tại], còn would chỉ diễn tả ý nghĩa chung chung.
Ví dụ:
If they had got up earlier, they could have bought something to eat.
(Nếu họ dậy sớm hơn thì họ đã có thể mua gì đó ăn rồi.)
4.3 Cách dùng
- Diễn tả sự việc/ hành động không xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
If she had studied harder, she would have passed the exam.
(Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy đã qua môn.)
- Dùng “might” diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn
Ví dụ:
If they had played better, they might have won.
(Nếu họ chơi hay hơn, thì có thể họ đã thắng.)
- Dùng “could” diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
If I had finished the report, I could have gone out with my friends.
(Nếu tớ hoàn thành xong bài báo cáo thì tớ đã có thể đi chơi với bạn bè rồi.)
4.4 Biến thể của câu điều kiện loại 3
Công thức:
If + quá khứ hoàn thành tiếp diễn, S + would/could/might + have + V-pp/V-ed
Ví dụ:
If Jenny hadn’t been taking care of her sister this morning, she would have gone out.
(Nếu sáng nay Jenny không phải trông em thì cô ấy đã đi chơi rồi.)
If + quá khứ hoàn thành, S + would have been Ving....
Ví dụ:
If Mai had left for Hanoi yesterday, she would have been shopping this morning.
(Nếu hôm qua Mai đến Hà Nội, thì sáng nay cô ấy đã đang đi mua sắm rồi.)
5. Câu điều kiện hỗn hợp
5.1 Câu điều kiện hỗn hợp loại 1
Giả thiết về một hành động, sự việc sẽ xảy ra ở hiện tại nếu điều kiện nói tới trong quá khứ có thật.
Công thức: Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 có mệnh đề if sử dụng vế đầu câu điều kiện loại 3, vế sau là câu điều kiện loại 2.
If + S + had + Vpp/V-ed, S + would + V-inf
Ví dụ:
If he had studied harder, he would have a better job now.
(Nếu trước đây anh ấy học chăm chỉ hơn, giờ đây anh ấy sẽ có công việc tốt hơn.)
5.2 Câu điều kiện hỗn hợp loại 2
Giả thiết về một hành động, sự việc sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới có thật.
Công thức: Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 có mệnh đề if sử dụng vế đầu câu điều kiện loại 2, vế sau là câu điều kiện loại 3.
If + S + V-ed, S + would/could/might + have + Vpp/V-ed
Ví dụ:
If I were you, I wouldn't have sold that antique clock.
(Nếu tớ mà là cậu, thì tớ đã không bán chiếc đồng hồ cổ ấy đi.)
III. Đảo ngữ của câu điều kiện
Đảo ngữ trong tiếng Anh là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu để nhấn mạnh một thành phần hay ý nghĩa của câu. Đảo ngữ câu điều kiện xảy ra với mệnh đề “If”. Lúc này các trợ động từ trong câu sẽ đứng đầu mệnh đề.
Cụ thể các trợ động từ như “should” trong câu điều kiện loại 1, “were” trong câu câu điều kiện loại 2 và “had” trong câu điều kiện loại 3. Các từ này sẽ được đảo lên trước chủ ngữ, đứng đầu câu và thay thế cho từ “if”.
1. Đảo ngữ câu điều kiện loại 0 và 1
Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 0 và câu điều kiện loại 1 sẽ giúp câu mang sắc thái lịch sự hơn và thường dùng để đưa ra lời yêu cầu, nhờ vả.
Công thức: Should + S + (not) + be/V nguyên thể + … + S + will/may/can + V
Ví dụ:
If she comes to the party, I will be happy.
= Should she come to the party, I will be happy.
(Nếu cô ấy đến buổi tiệc, tôi sẽ rất vui.)
If the train is on time, we will arrive at the station by noon.
= Should the train be on time, we will arrive at the station by noon.
(Nếu tàu đến đúng giờ, chúng ta sẽ đến ga trước buổi trưa.)
Lưu ý:
– should trong đảo ngữ câu điều kiện loại 1 và loại 0 không có nghĩa là nên, dùng should không làm thay đổi nghĩa của mệnh đề IF.
– Câu chứa mệnh đề IF gốc không có should thì ta mượn trợ động từ should, thực hiện đảo ngữ theo cấu trúc trên.
– Nếu mệnh đề IF có should thì chỉ cần đảo should lên đầu câu.
2. Đảo ngữ câu điều kiện loại 2
Đảo ngữ trong câu điều kiện loại loại 2 sẽ làm cho sự việc ở mệnh đề IF trở nên nhẹ nhàng hơn. Khi này câu nói được dùng để đưa ra lời khuyên một cách lịch sự.
- Đảo ngữ với động từ tobe:
Công thức: Were + S + (not) + … + S + would/might/could + V
Ví dụ:
If I were you, I would not spend all day watching TV.
= Were I you, I would not spend all day watching TV.
(Nếu tớ là cậu, tớ sẽ không dành cả ngày xem tivi như thế.)
- Đảo ngữ với động từ thường
Công thức:
Were + S + (not) + to V … + S + would/might/could + V
Ví dụ:
If you studied harder, you would get better grades.
= Were you to study harder, you would get better grades.
(Nếu cậu học hành chăm chỉ hơn, cậu sẽ đạt điểm cao hơn.)
Lưu ý:
– Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 sử dụng to be là “were” cho tất cả các chủ ngữ
– Trong câu chỉ có Ved, không có “were”, ta mượn trợ động từ were đảo lên đầu, chuyển Ved → to verb
3. Đảo ngữ câu điều kiện loại 3
- Dùng đảo ngữ câu điều kiện loại 3 để đưa ra 1 lời khuyên lịch sự.
Công thức: Ta chỉ cần bỏ if và đảo trợ động từ had lên đầu câu.
Had + S + (not) + been/P2 +... + S + would/might/could + have + P2
Ví dụ:
If it hadn't rained, we would have had the picnic in the park.
Had it not rained, we would have had the picnic in the park.
(Nếu không mưa, chúng ta đã có buổi picnic trong công viên.)
If you had been luckier, you could have won the jackpot.
Had you been luckier, you could have won the jackpot.
(Nếu cậu may mắn hơn, thì cậu có thể trúng giải độc đắc rồi.)
4. Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp
- Đảo ngữ mix loại 3 và 2:
Công thức: Had + S + (not) + P2 + S + would/might/could + V
Ví dụ: If he had listened to the advice, he wouldn't be in trouble now.
= Had he had listened to the advice, he wouldn't be in trouble now.
(Nếu cậu ấy chịu nghe theo lời khuyên, thì giờ cậu ấy đã không gặp rắc rối.)
- Đảo ngữ mix loại 2 và 3:
Công thức: Were + S + (not) + be/to V, + S + would/might/could + have + P2
Ví dụ:
If I were you, I would have accepted the proposal.
= Were I you, I would have accepted the proposal.
(Nếu tớ là cậu thì tớ đã chấp nhận lời đề nghị ấy rồi.)
IV. Các cấu trúc liên quan khác
1. Unless
Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng unless (trừ khi) thay cho if …not.
Ví dụ:
If you don’t work hard, you will fail this exam.
(Nếu cậu không học hành chăm chỉ thì cậu sẽ trượt kỳ thi đó.)
= Unless you work hard, you will fail this exam.
(Trừ khi cậu học hành chăm chỉ, không thì cậu sẽ trượt kỳ thi đó.)
2. So/as long as & provided/providing that
Những cụm từ này có thể được dùng thay thế cho if để nhấn mạnh điều kiện được nhắc đến.
Ví dụ:
You can borrow the car so long as you don’t drive too fast.
(Con có thể mượn xe đi miễn là con không lái xe quá nhanh.)
They may do whatever they like provided it is within the law.
(Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn miễn là việc đó không phạm pháp.)
3. or/ otherwise
or và otherwise được sử dụng để diễn tả một kết quả có khả năng cao sẽ xảy ra nếu điều kiện được đưa ra không được thực hiện. Tuy nhiên, or và otherwise được dùng trước mệnh đề kết quả chứ không không thay thế cho if ở mệnh đề điều kiện.
Ví dụ:
If you don’t hurry up, you will be late for school.
= Hurry up or you will be late for school.
(Nhanh lên nếu không bạn sẽ bị muộn học đấy.)
If you don’t eat enough, you will be malnourished.
= You should eat enough, otherwise you will be malnourished.
(Bạn nên ăn đủ chất nếu không sẽ bị suy dinh dưỡng.)
4. In case
Chúng ta có thể thay thế if bằng in case để diễn tả sự phòng tránh một tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, in case không thường đứng đầu câu khi được dùng để diễn đạt một điều kiện.
Ví dụ:
You should call your parents in case there are any problems.
(Bạn nên gọi cho bố mẹ nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.)
5. Without
Without: không có – sử dụng trong trường hợp giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu không có điều kiện.
Ví dụ:
Without water, life wouldn't exist.
= If there were no water, life wouldn't exist.
(Nếu không có nước, sẽ không có sự sống.)
6. If it weren’t for…
Chúng ta có thể dùng cấu trúc if it weren’t for + Noun phrase để diễn tả một tình huống xảy ra nhờ vào một người hay tình huống khác. Cấu trúc này chỉ sử dụng trong câu điều kiện loại II.
Ví dụ:
If it weren't for your help, I wouldn't finish the project on time.
(Nếu không có sự giúp đỡ của bạn, tôi sẽ không hoàn thành dự án đúng hạn.)
= If you didn’t help me, I wouldn’t finish the project on time.
7. If it hadn’t been for
Chúng ta có thể dùng cấu trúc if it hadn’t been for + Noun phrase để diễn tả một tình huống xảy ra nhờ vào một người hay tình huống khác trong quá khứ. Cấu trúc này chỉ sử dụng trong câu điều kiện loại III.
Ví dụ:
If it hadn't been for your advice, I would have invested in that risky business.
(Nếu không có lời khuyên của bạn, tôi có thể đã đầu tư vào doanh nghiệp rủi ro đó.)