person

Chuyên đề Câu bị động nâng cao ôn thi THPT/Đại học

I. Các dạng câu bị động đặc biệt

1. Câu chủ động có 2 tân ngữ

Một số động từ trong Tiếng Anh có thể kèm theo 2 tân ngữ phía sau
(tân ngữ chỉ người và chỉ vật): V + someone + something. Khi chuyển sang cấu trúc của câu bị động trong Tiếng Anh, các câu này có thể viết lại theo 2 cách khác nhau, bằng cách chuyển tân ngữ lên đầu câu làm chủ ngữ.

Công thức ở dạng chủ động: S + V + O1 + O2

Trường hợp 1: Đưa tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:

S + be + VpII + O1

Trường hợp 2: Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:

S + be + VpII + giới từ + O2

Ví dụ:

Câu chủ động:

He usually gives me flowers.
(Anh ấy thường xuyên tặng tôi hoa.)

Câu bị động:

Flowers are usually given to me by him.
(Hoa thường được tặng cho tôi bởi anh ấy.)

Câu bị động:

I am usually given flowers by him.
(Tôi thường được tặng hoa bởi anh ấy.)

Câu chủ động:

Last week, my parents bought me a phone.
(Tuần trước, bố mẹ tôi mua cho tôi một cái điện thoại.)

Câu bị động:

Last week, a phone was bought for me by my parents.
(Tuần trước, một cái điện thoại được mua cho tôi bởi bố mẹ tôi.)

Câu bị động:

Last week, I was bought a phone by my parents.
(Tuần trước, tôi được mua cho một cái điện thoại bởi bố mẹ tôi.)

2. Câu bị động với V + V-ing

Công thức ở dạng chủ động:

V + somebody + V-ing

Công thức ở dạng bị động:

V +somebody/something + being + V(P2)

Dạng câu này được áp dụng với các động từ như: hate, love, like, dislike, admit, deny, regret, enjoy…

Ví dụ:

Câu chủ động:

I hate eating a lot of vegetables.
(Tôi ghét việc phải ăn nhiều rau.)

Câu bị động:

I hate a lot of vegetables being eaten.
(Tôi ghét việc phải ăn nhiều rau.)

3. Câu bị động với động từ tri giác

Động từ tri giác (verb of perception) là các từ như see, watch, notice, hear, look… Chúng có cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh như sau:

Công thức ở dạng chủ động: S + V + somebody + V-ing/to V-inf

Công thức ở dạng bị động: S + to be + V(P2) + V-ing/to V-inf

Ví dụ:

Câu chủ động:

Mary saw her leaving the house.
(John đã nhìn thấy cô ấy rời khỏi nhà.)

Câu bị động:

She was seen leaving the house by Mary.
(Cô ấy bị trông thấy rời khỏi nhà bởi Mary.)

4. Dạng bị động của câu mệnh lệnh

a. Công thức ở dạng chủ động: V + O!

Công thức ở dạng bị động: Let + O + be + V(p2)

Ví dụ:

Câu chủ động: Close your eyes!

Câu bị động: Let your eyes be closed.

b. Công thức ở dạng chủ động: It’s one’s duty to + V-inf

Công thức ở dạng bị động: S + to be + supposed to+V inf

Ví dụ:

Câu chủ động:

It's students’ duty to finish their homework before class.
(Hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp là nhiệm vụ của các học sinh.)

Câu bị động:

Students are supposed to finish their homework before class.
(Học sinh cần phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp.)

c. Công thức ở dạng chủ động: It’s necessary to + V-inf

Công thức ở dạng bị động: S + should/ must + be +P2

Ví dụ:

Câu chủ động: It's necessary to stop cutting down trees.
(Dừng chặt cây cối là cần thiết.)

Câu bị động: Cutting down trees must be stopped.
(Chặt cây cối phải được dừng lại.)

5. Dạng bị động của câu sai khiến (nhờ ai làm gì)

Công thức ở dạng chủ động:

S + have + somebody + V hoặc S + get + somebody + to-V

Công thức ở dạng bị động:

S + have/get + something + P2 + by sb

Ví dụ:

Câu chủ động:

Yesterday, I got a plumber to fix the pipe.
(Hôm qua, tôi đã nhờ một thợ sửa ống nước sửa cái ống nước.)

Câu bị động:

Yesterday, I got the pipe fixed by a plumber.
(Hôm qua, ống nước đã được sửa bởi một thợ sửa ống nước.)

6. Câu bị động kép

Một số động từ thường gặp trong câu bị động kép như: say, think, believe, understand, expect, know, consider, find,…

a. Trường hợp 1: Động từ chính (V1) ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành

Cách 1:

Công thức ở dạng chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O

Công thức ở dạng bị động: It is + V1(p2) + that + S2 + V2 + O.

Ví dụ:

Câu chủ động:

People believe that their director is very rich.
(Mọi người tin rằng giám đốc của họ rất giàu có.)

Câu bị động:

It is believed that their director is very rich. .
(Mọi người tin rằng giám đốc của họ rất giàu có.)

Cách 2: Công thức ở dạng chủ động:

S1 + V1 + that + S2 + V2 + O

Công thức ở dạng bị động:

S2 + am/is/are + V1(p2) + to + V2(inf) + O.
(Khi V2 ở hiện tại đơn hoặc tương lai đơn)

Ví dụ:

Câu chủ động:

Someone says that the little boy will become a talented footballer in the future.
(Ai đó nói rằng cậu bé sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá tài năng trong tương lai.)

Câu bị động:

The little boy is said to become a talented footballer in the future.
(Cậu bé được cho là sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá tài năng trong tương lai.)

Công thức ở dạng bị động:

S2 + am/is/are + V1(p2) + to have V2(p2) + O.
(Khi V2 ở quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành)

Ví dụ:

Câu chủ động:

Jack thinks that his father bought a car.
(Jack nghĩ rằng bố anh ấy đã mua một chiếc xe ô tô.)

Câu bị động:

Jack’s father is thought to have bought a car.
(Bố Jack được cho rằng đã mua 1 chiếc xe ô tô.)

b. Trường hợp 2: Khi động từ chính (V1) ở thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành

Cách 1:

Công thức ở dạng chủ động:

S1 + V1 + that + S2 + V2 + O.

Công thức ở dạng bị động:

It was + V1(p2) + that + S2 + V2 + O.

Ví dụ:

Câu chủ động:

People said that the new student was very humorous.
(Mọi người nói rằng học sinh mới rất hài hước.)

Câu bị động:

It was said that the new student was very humorous.
(Mọi người nói rằng học sinh mới rất hài hước.)

Cách 2:

Công thức ở dạng chủ động:

S1 + V1 + that + S2 + V2 + O

Công thức ở dạng bị động:

S2 + was/were + V1(p2) + to + V2(nguyên thể) + O.
(dùng khi V2 ở quá khứ đơn)

Ví dụ:

Câu chủ động:

People said that the new student was very humorous.
(Mọi người nói rằng học sinh mới rất hài hước.)

Câu bị động:

The new student was said to be very humorous.
(Học sinh mới được cho rằng rất hài hước.)

Công thức ở dạng bị động:

S2 + was/were + V1(p2) + to have V2(p2) + O.
(Dùng khi V2 ở quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:

Câu chủ động:

People said that he had been very thrifty.
(Mọi người nói rằng anh ấy đã rất kiệm lời.)

Câu bị động:

He was said to have been very thrifty.
(Anh ấy được đồn rằng rất kiệm lời.)

7. Câu bị động với Make và Let/Allow

a.Câu bị động với Make

Công thức ở dạng chủ động:

S + make + sb + V-inf + O

Công thức ở dạng bị động:

Sb + to be + made + to + V-inf + O

Ví dụ:

Câu chủ động:

They make me do housework alone.
(Họ bắt tôi làm việc nhà một mình.)

Câu bị động:

I am made to do housework alone.
(Tôi bị bắt làm việc nhà 1 mình.)

b.Câu bị động với Let/Allow

Công thức ở dạng chủ động:

S + let/allow + Sb + V-inf + O.

Công thức ở dạng bị động:

Sb + Let + sb/sth + be V2/ed hoặc Sb be allowed to V-inf

Ví dụ:

Câu chủ động:

My parents let me cook dinner.
(Bố mẹ để tôi nấu bữa tối.)

Câu bị động: My parents let the dinner be cooked by me.

Câu bị động: I am allowed to cook dinner.

8. Câu bị động với 7 động từ đặc biệt

Cấu trúc câu bị động của suggest (đề nghị), recommend (giới thiệu), order (yêu cầu, ra lệnh), request (yêu cầu), require (đòi hỏi, yêu cầu), demand (đòi hỏi, yêu cầu), insist (khăng khăng đòi) như sau:

Công thức ở dạng chủ động:

S + suggest/recommend/demand… + that + S + (should) + V-inf + O.

Công thức ở dạng bị động:

It + be + suggested/recommended/demanded… + that + S + (should) + be + V3/ed + O.

Ví dụ:

Câu chủ động:

He suggested that my son should take part in outdoor activities.
(Anh ấy đề xuất rằng con trai tôi nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời.)

Câu bị động:

It was suggested that the outdoor activities be taken part in by my son.
(Anh ấy đề xuất rằng các hoạt động ngoài trời nên có sự tham gia của con trai tôi.)

9. Câu bị động với chủ ngữ giả It

Công thức ở dạng chủ động:

It + be + adj + for sb + to V + to do something

Công thức ở dạng bị động:

It + be + adj + for sth + to be V3/ed.

Ví dụ:

Câu chủ động:

It is impossible for us to complete the exercise in 30 minutes.
(Việc hoàn thành bài tập trong 30 phút là điều không thể đối với chúng tôi.)

Câu bị động:

It is impossible for the exercise to be completed in 30 minutes.
(Việc bài tập được hoàn thành trong 30 phút là điều không thể.)

II. Các lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

1. Chuyển đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ

Trong trường hợp tân ngữ (đối tượng chịu tác động) ở các chủ động là một đại từ tân ngữ sẽ trở thành chủ ngữ cho câu bị động, ta cần chuyển những từ này thành một đại từ chủ ngữ, cụ thể như sau:

Chủ ngữ

Tân ngữ

I

We

You

He

She

It

They

Me

Us

You

Him

Her

It

Them

Ví dụ:

Câu chủ động:

She wrote the letter.
(Cô ấy đã viết lá thư)

Câu bị động:

The letter was written by her
(KHÔNG DÙNG by she.)

2. Các động từ Crowd, Fill, Cover

Đối với ba động từ crowd, fill, cover, khi chuyển sang bị động, phía trước tân ngữ, ta sử dụng “with" thay cho “by".

Câu chủ động:

People crowd the street to watch colorful fireworks on New Year’s Eve.
(Mọi người tụ tập ở con phố để xem pháo hoa rực rỡ vào đêm Giao thừa.)

Câu bị động:

The street is crowded with people watching colorful fireworks on New Year’s Eve.
(Con phố đông nghẹt người xem pháo hoa rực rỡ vào đêm Giao thừa.)

3. Thứ tự của ‘by…’, nơi chốn và thời gian trong câu bị động

Trong các câu bị động thứ tự của ‘by…’, nơi chốn, và thời gian sắp xếp cố định như sau:

nơi chốn by…’ thời gian

Lưu ý: Thứ tự này sẽ không thay đổi kể cả khi thiếu một trong ba yếu tố trên

Ví dụ:

Câu chủ động:

Her mother prepares the breakfast in the kitchen every morning.
(Mẹ cô ấy chuẩn bị bữa sáng trong bếp mỗi buổi sáng.)

Câu bị động:

The breakfast is prepared in the kitchen by her mother every morning.
(Bữa sáng được chuẩn bị trong bếp bởi mẹ cô ấy vào mỗi sáng.)

4. Một số tình huống không dùng được bị động

a. Tân ngữ là đại từ phản thân hay tính từ sở hữu giống hệt với chủ ngữ (chủ thể hành động)

Ví dụ:

I love myself.(Tôi yêu bản thân mình.)

Không dùng: Myself is loved by me.

Trong ví dụ trên, tân ngữ “myself” là một đại từ phản thân nên sẽ không có dạng bị động cho câu này. Một vài đại từ phản thân khác bao gồm: myself, himself, herself, themselves, ourselves,.

b. Nội động từ đóng vai trò là động từ chính trong câu

Những động từ chỉ có dạng nội động từ như live, exist, appear, die, cry,... không thể thể biến đổi thành câu bị động.

Ví dụ: The birds fly on the sky.
(Những chú chim bay trên bầu trời.)

Trong ví dụ trên, “fly” là một nội động từ nên không có tân ngữ theo sau. Vì vậy, câu này không tồn tại dạng bị động.

c. Một số động từ: have (khi mang nghĩa “có” - sở hữu), lack, belong to, resemble, seem, appear, look, be

Ví dụ: He looks at his puppy.
(Anh ấy nhìn vào con cún của anh ấy.)

Câu trên không có dạng bị động sau: A puppy is looked at by him.

Đăng ký Tài khoản

Họ và tên học sinh *

Nhập: "Họ và tên gồm chữ cái và dấu cách"

Số điện thoại hoặc email *

Nhập: "Số điện thoại hoặc email"

Mật khẩu *

👁\
(Mật khẩu từ 6 - 16 kí tự.)
Nhập: "Mật khẩu từ 6 - 16 kí tự."

Đăng nhập

Số điện thoại hoặc email *

Nhập: "Số điện thoại hoặc email"

Mật khẩu *

👁\
Nhập: "Mật khẩu từ 6 - 16 kí tự"
Đăng ký Tài khoản Quên mật khẩu

Quên mật khẩu

Số điện thoại hoặc email đã đăng ký *

Nhập: "Số điện thoại hoặc email"