1. Khái niệm thì hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại tiếp diễn
(Present continuous tense) diễn tả những sự việc hoặc hành động xảy ra ngay lúc nói hay xung quanh thời điểm nói, sự việc và hành động đó vẫn chưa chấm dứt và vẫn tiếp tục diễn ra tính đến thời điểm hiện tại.
2. Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn
2.1 Câu khẳng định
Cấu trúc:
S + am/ is/ are + Ving
Trong đó:
I + am + Ving
He/ She/ It/ Danh từ số ít/ Danh từ không đếm được + is + Ving
You/ We/ They/ Danh từ số nhiều + are + Ving
Ví dụ:
They are watching a movie right now.
(Lúc này họ đang xem phim.)
I am studying for my exams this week.
(Tuần này tớ đang ôn thi.)
She is working on a new project at the moment.
(Cô ấy đang làm một dự án mới vào lúc này.)
2.2 Câu phủ định
Cấu trúc:
S + am/ is/ are + not + Ving
Lưu ý:
is not = isn’t
are not = aren’t
Ví dụ:
She is not listening to music; she is reading a book.
(Cô ấy đang không nghe nhạc; cô ấy đang đọc sách.)
I am not working today; it's my day off.
(Hôm nay tôi không đi làm; nay là ngày nghỉ của tôi.)
2.2 Câu nghi vấn
a. Yes/No question:
Cấu trúc:
Are/Is/Am + S + Ving…?
- Yes, S + are/is/am;
- No, S + isn’t/aren’t/ am not
Ví dụ:
- Are you having lunch? (Cậu đang ăn trưa đấy à?)
Yes, I am.(Đúng thế.)
- Is he watching TV? (Cậu ấy đang xem phim à?)
No, he isn’t. He is reading a book. (Không, cậu ấy đang đọc sách.)
b. Wh-question
Cấu trúc:
Wh- + is/am/are + S + Ving …?
S + is/am/are + Ving …
Ví dụ:
- What are you doing?
(Cậu đang làm gì thế?)
I am cooking dinner.
(Tớ đang nấu bữa tối.)
- Where is she going?
(Cô ấy đang đi đâu thế?)
She is taking her kid from school.
(Cô ấy đang đi đón con.)
3. Quy tắc thêm -ing vào động từ
3.1 Khi chữ cái cuối cùng là 1 chữ “e”
Khi chữ cái cuối cùng của động từ là 1 chữ e, ta chỉ cần bỏ chữ e và thêm vào đuôi “ing”.
Ví dụ:
Change → Changing
Arrive → Arriving
Move → Moving
3.2 Khi chữ cái cuối cùng là 2 chữ “e” -”ee”
Khi chữ cái cuối cùng của động từ 2 chữ e, ta áp dụng việc thêm đuôi ing vào như quy tắc thông thường. Nghĩa là động từ + ing
Ví dụ:
See → seeing
Agree → agreeing
3.3 Khi chữ cái cuối cùng là “c”
Đây là một quy tắc đặc biệt và xuất hiện không phổ biến. Khi chữ cái cuối cùng của động từ là chữ “c”, ta cần thêm chữ “k” rồi mới thêm “ing” phía sau.
Ví dụ:
Traffic → trafficking (Buôn bán bất hợp pháp)
Mimic → mimicking (Bắt chước)
Panic → panicking (Hoảng sợ)
3.4 Khi chữ cái cuối cùng là “ie”
Khi chữ cái cuối cùng của động từ là “ie”, người học cần chuyển đổi “ie” → “y” sau đó thêm “ing” phía sau.
Ví dụ:
Lie → lying
Die → dying
3.5 Quy tắc liên quan đến nguyên âm và phụ âm chữ cái cuối cùng
a. Khi động từ chỉ có một âm tiết và những chữ cái cuối cùng là nguyên âm + phụ âm.
- Khi động từ chỉ có một âm tiết và những chữ cái cuối cùng là nguyên âm + phụ âm, ngoại trừ một số trường hợp phụ âm cuối là:h, w, x, y; ta cần gấp đôi phụ âm rồi mới thêm “ing” phía sau:
Ví dụ:
Stop → stopping
Shop → shopping
- Phụ âm cuối là h, w, x, y: Những trường hợp này người học chỉ cần thêm “ing” phía sau:
Fix → fixing
Snow → Snowing
- Khi động từ chỉ có một âm tiết và những chữ cái cuối cùng là 2 nguyên âm + phụ âm hoặc “phụ âm + phụ âm” ở cuối, ta chỉ cần thêm “ing” như thông thường.
Ví dụ:
Sleep → Sleeping (Tận cùng là 2 nguyên âm + phụ âm)
Work → Working (tận cùng bằng 2 phụ âm r và k)
b. Khi động từ chỉ có hai âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết cuối và những chữ cái cuối cùng là nguyên âm + phụ âm.
Khi động từ chỉ có hai âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết cuối và những chữ cái cuối cùng là nguyên âm + phụ âm, ta chỉ cần gấp đôi phụ âm và thêm “ing”.
Ví dụ:
Prefer /prɪˈfɜːr/ → preferring
Transfer /trænsˈfɜːr/ → transferring
Lưu ý: Khi động từ kết thúc bằng chữ “l”, người Mỹ sẽ không gấp đôi “l” ở cuối, tuy nhiên, người Anh thì có gấp đôi sau đó mới thêm “ing”.
Ví dụ: travel → travelling.
4. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại tiếp diễn có các dấu hiệu nhận biết như sau:
4.1 Trạng từ chỉ thời gian
Now: bây giờ
right now: ngay bây giờ
at the moment: ngay lúc này
at present: hiện tại
It’s + giờ cụ thể + now: giờ là (mấy) giờ.
4.2 Một số động từ
Look!/ Watch!: Nhìn kìa
Listen!: Nghe này!
Keep silent! :Hãy giữ im lặng!
Watch out! = Look out! :Coi chừng!
5. Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn
5.1 Diễn tả sự việc/ hành động đang xảy ra tại thời điểm nói
Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một sự việc/ hành động nào đó đang xảy ra ngay tại thời điểm nói.
Ví dụ:
We are having dinner with friends now.
(Hiện giờ chúng tôi đang ăn tối với bạn bè.)
It's raining.
(Trời đang mưa.)
5.2 Diễn tả một hành động hoặc sự việc nói chung đang diễn ra nhưng không nhất thiết phải thực sự diễn ra ngay lúc nói
Ví dụ:
I am looking for a job.
(Tớ đang tìm việc làm.)
She is working on a new project.
(Cô ấy đang làm dự án mới.)
5.3 Diễn tả một hành động sắp xảy ra trong tương lai gần, thường diễn tả một kế hoạch đã lên lịch sẵn
Ví dụ:
We are having a party this weekend. We've already bought the drinks and sent the invitations.
(Chúng tớ sẽ tổ chức 1 buổi tiệc vào cuối tuần này. Chúng tớ đã mua đồ uống và gửi thiệp mời đi rồi.)
Trong ví dụ trên có thể thấy việc tổ chức tiệc diễn ra ở tương lai nhưng đã được lên lịch trình, có kế hoạch sẵn ở hiện tại
(đã chuẩn bị đồ uống và gửi thiệp) nên chúng ta có thể dùng thì hiện tại tiếp diễn.
5.4 Diễn tả hành động thường xuyên lặp đi lặp lại gây ra sự bực mình hay khó chịu cho người nói. Cách dùng này được dùng với trạng từ “always, continually”
Ví dụ:
You are always forgetting to do your homework.
(Con lúc nào cũng quên làm bài về nhà thế.)
6. Các động từ không dùng ở hình thức tiếp diễn
Một số động từ gần như không bao giờ hoặc không bao giờ được dùng ở hình thức tiếp diễn.
Ví dụ:
I like this music.
(Tớ thích loại nhạc này.)
KHÔNG DÙNG: I’m liking this music.
Một số các động từ khác không dùng ở hình thức tiếp diễn khi chúng mang một nghĩa nhất định.
Ví dụ:
I’m seeing the doctor at ten o’clock.
(Tớ sẽ gặp bác sĩ lúc 10 giờ.)
I seewhat you mean.
(Tôi hiểu ý anh.)
KHÔNG DÙNG: I’m seeing what you mean.
- Các động từ đề cập đến trạng thái hơn là hành động như know, think, believe, và các động dùng đề cập đến cảm giác
(như smell, taste) thì thường không được dùng ở dạng tiếp diễn.
- Các động từ khuyết thiếu
(như can, must) không có hình thức tiếp diễn.
Các động từ thông dụng không có hình thức tiếp diễn:
– Các động từ chỉ trạng thái cảm xúc và tinh thần
believe (tin) doubt (nghi ngờ) feel (cảm thấy = có ý kiến) hate (ghét) imagine (tưởng tượng) know (biết) like (thích) dislike (không thích) love (yêu) prefer (thích) | realise (nhận ra) recognise (công nhận) remember (nhớ) see (hiểu) = understand suppose (cho là) think (nghĩ = có ý kiến) understand (hiểu) want (muốn) wish (ước) |
– Các động từ đề cập đến tri giác
feel see (thấy) sound (có vẻ) | hear (nghe) smell (ngửi) taste (nếm) |
– Các động từ giao tiếp và gây ra phản ứng
agree (đồng ý) appear (dường như) astonish (làm kinh ngạc) deny (phủ nhận) disagree (không đồng ý) impress (gây ấn tượng) look (trông có vẻ = seem) | mean (có nghĩa) please (làm hài lòng) promise (hứa) satisfy (làm hài lòng) seem (có vẻ) surprise (ngạc nhiên) |