person

Chuyên đề Câu hỏi có đuôi (Tag questions) ôn thi vào 10

I. Định nghĩa câu hỏi đuôi (Tag question)

Câu hỏi đuôi (Tag question) là một dạng câu hỏi Yes-No Question ngắn được đặt ở cuối câu, ngăn cách với mệnh đề phía trước bởi một dấu phẩy. Dùng câu hỏi đuôi nhằm xác nhận lại những điều người nói vừa nhắc đến là đúng hay sai.

Ví dụ:

You are coming to the party, aren't you?
(Bạn sẽ đến buổi tiệc, phải vậy không?)

They don't live here anymore, do they?
(Họ không sống ở đây nữa, phải không?)

Nếu mệnh đề đứng trước câu hỏi đuôi được viết dưới dạng khẳng định thì câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại. Phần câu hỏi đuôi luôn được viết tắt.

II. Cách dùng câu hỏi đuôi (tag question)

Câu hỏi đuôi thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hơn là dùng dưới dạng văn viết.

1. Hỏi để lấy thông tin

Với cách dùng này, ta sẽ coi câu hỏi đuôi như một câu nghi vấn, khi đó, ta lên giọng ở cuối câu. Cách trả lời cũng tương tự như với một câu nghi vấn thông thường, ta sẽ trả lời Yes/ No nhưng đi kèm thêm mệnh đề chứa thông tin.

Ví dụ:

She called you back, didn’t she? (Cô ấy đã gọi lại cho cậu, phải không?)

Yes, she called me last night. (Đúng, cô ấy đã gọi cho tớ tối qua.)

Hoặc: No, she didn’t call me back. (Không, cô ấy không hề gọi lại cho tớ.)

2. Hỏi để xác nhận thông tin

Khi người hỏi đã nắm bắt được thông tin chính xác, chỉ muốn người nghe đồng tình với ý kiến của mình, khi đó người hỏi sẽ xuống giọng ở cuối câu. Câu trả lời là Yes/ No tương ứng với mệnh đề chính.

Ví dụ:

It's a beautiful day, isn't it? (Hôm nay quả là 1 ngày đẹp trời, phải không?)

Trả lời: Yes, it is. (Đúng vậy.)

III. Cấu trúc câu hỏi đuôi

Một câu hỏi đuôi sẽ gồm hai phần là mệnh đề và phần hỏi đuôi (tag question). Nếu mệnh đề đứng trước câu hỏi đuôi được viết dưới dạng khẳng định thì câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.

Cấu trúc chung của câu hỏi đuôi sẽ có dạng như sau:

S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?

Ví dụ:

You've seen that movie, haven't you?
(Bạn đã xem bộ phim đó, phải không?)

She is a doctor, isn't she?
(Cô ấy là bác sĩ, phải không?)

1. Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hiện tại

a. Động từ chính là động từ tobe

Mệnh đề khẳng định, aren’t + I

Mệnh đề khẳng định, isn’t/ aren’t + S?

Mệnh đề phủ định, am/is/are + S?

Lưu ý: Khi mệnh đề chính sử dụng đại từ nhân xưng là “I” với động từ tobe “Am” ở dạng khẳng định “I am”, thì câu hỏi đuôi phải là “Aren’t I”. Còn ở dạng phủ định “I am not” thì câu hỏi đuôi là “Am I” bình thường.

Ví dụ:

I am right, aren’t I?
(Tôi đúng, phải vậy không?)

This is your car, isn’t it?
(Đây là xe của cậu, phải không?)

He isn’t coming, is he?
(Anh ấy sẽ không tới, đúng không?)

b. Động từ chính là động từ thường

Mệnh đề khẳng định, don’t/doesn’t + S?

Mệnh đề phủ định, do/ does + S?

Ví dụ:

He has a car, doesn't he?
(Anh ấy có một chiếc xe, phải không?)

They don't live here anymore, do they?
(Họ không sống ở đây nữa, phải không?)

2. Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì quá khứ

a. Động từ chính là động từ tobe

Mệnh đề khẳng định, wasn’t/ weren’t + S?

Mệnh đề phủ định, was/were + S?

Ví dụ:

He was studying at 7pm yesterday, wasn’t he?
(7H tối qua cậu ấy đang học, có phải không?)

They weren’t having dinner when you came, were they?
(Lúc cậu đến tối qua họ đang không ăn tối, có phải không?)

b. Động từ chính là động từ thường

Mệnh đề khẳng định, didn’t + S?

Mệnh đề phủ định, did + S?

Ví dụ:

You enjoyed the concert, didn't you?
(Bạn thích buổi hòa nhạc, phải không?)

She didn't call you back, did she?
(Cô ấy không gọi lại bạn, phải không?)

3. Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì tương lai

Mệnh đề khẳng định, won’t + S?

Mệnh đề phủ định, will + S?

Ví dụ:

They won't be late, will they?
(Họ sẽ không đến muộn, phải không?)

We will call her tomorrow, won’t we?
(Chúng ta sẽ gọi cho cô ấy vào ngày mai, phải không?)

4. Cấu trúc câu hỏi đuôi các thì hoàn thành

Mệnh đề khẳng định, haven’t/hasn’t/hadn’t + S?

Mệnh đề phủ định, have/has/had + S?

Ví dụ:

You've met John before, haven't you?
(Bạn đã gặp John trước đây, phải không?)

He had been gardening for hours, hadn’t he?
(Anh ấy đã làm vườn mấy tiếng liền đúng không?)

5. Cấu trúc câu hỏi đuôi động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh (modal verbs) là các từ: should, can, could, may, might, must, have to.

Mệnh đề khẳng định, modal V + not + S?

Mệnh đề phủ định, modal V + S?

Lưu ý: have to cần dùng trợ động từ, must khi chỉ sự cần thiết ta dùng câu hỏi đuôi là needn’t.

Ví dụ:

She can speak French, can't she?
(Cô ấy có thể nói tiếng Pháp, phải không?)

You must go now, needn’t you?
(Cậu phải đi bây giờ, có phải không?)

We have to pay a lot, don’t we?
(Chúng ta phải trả rất nhiều tiền có phải không?)

IV. Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi

1. Với động từ Am

Khi mệnh đề chính sử dụng đại từ nhân xưng là “I” với động từ tobe “Am” ở dạng khẳng định “I am”, thì câu hỏi đuôi phải là “Aren’t I”. Còn ở dạng phủ định “I am not” thì câu hỏi đuôi là “Am I” bình thường.

Ví dụ:

I am your best friend, aren’t I?
(Tớ là bạn thân nhất của cậu mà, phải không?)

I am not annoying you, am I?
(Tớ đang không làm phiền câu, phải không?)

2. Với động từ khuyết thiếu must

- Khi must chỉ sự cấm đoán ở dạng phủ định must not, ta dùng must cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

You mustn’t come late, must you?
(Cậu không được đến trễ, hiểu chứ?)

- Khi must chỉ sự cần thiết ở dạng khẳng định, ta dùng needn’t cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

He must go now, needn’t he?
(Cậu ấy phải đi bây giờ, phải không?)

- Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.

Ví dụ:

He must be a good man, isn’t he?
(Anh ấy chắc hẳn là 1 người tốt, phải không?)

He must love her very much, doesn’t he?
(Anh ấy chắc hẳn rất yêu cô ấy, phải không?)

3. Với động từ Let

Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.

- “Let’s” trong câu gợi ý, rủ ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Let’s go out for dinner, shall we?
(Chúng mình cùng đi ra ngoài ăn tối nào, được không?)

- “Let” trong câu xin phép let somebody do something thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Let me use your car, will you?
(Cho tớ mượn xe nhé?)

Let” trong câu đề nghị giúp người khác (let me), ta dùng “may I?

Ví dụ:

Let me help you do it, may I?
(Để mình giúp cậu làm, được chứ?)

4. Câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh là câu dùng để sai khiến, diễn đạt ý muốn ai đó nghe theo lời khuyên của mình.

- Diễn tả lời mời thì ta dùng “won’t you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Drink some tea, won’t you?
(Cậu uống chút trà nhé?)

- Diễn tả sự nhờ vả, mệnh lệnh thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Keep silent, will you?
(Bạn giữ im lặng được không?)

Do not touch that door, will you?
(Đừng có chạm vào cái cửa đó được không?)

5. Với đại từ bất định chỉ người

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: Anyone, anybody, no one, nobody, none, everybody, everyone, somebody, someone thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

No one likes this dish, do they?
(Không ai thích món ăn này đúng không?)

Someone took my coat, didn’t they?
(Ai đó đã lấy áo khoác của tớ phải không?)

Lưu ý:

Khi chủ ngữ là No one hoặc Nobody (không ai cả/ không một ai), câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Các đại từ bất định ở trên vốn đi với các động từ số ít, nhưng khi chúng biến thành they trong câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng trợ động từ cho they.

6. Với đại từ bất định chỉ vật

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: Nothing, something, everything thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Khi chủ ngữ là Nothing (không một cái gì), câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ví dụ:

Everything is okay, isn’t it?
(Mọi thứ đều ổn phải không?)

Nothing happened, did it?
(Không có gì xảy ra, phải không?)

7. Câu có chủ ngữ mang nghĩa phủ định

Những câu trần thuật có chứa các từ phủ định như: Neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:

Neithershe nor he will come to the party, will they?
(Cả cô ấy và anh ấy đều không tới bữa tiệc, đúng chứ?)

She hardly goes to school on time, does she?
(Cô ấy hiếm khi đi học đúng giờ, phải không?)

8. Câu cảm thán

Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ chủ ngữ, đồng thời dùng trợ động từ phía trước là: is, are, am.

Ví dụ:

What a beautiful picture,isn’t it?
(Một bức tranh thật đẹp, đúng không?)

Such a good guy, isn’t he?
(Thật là 1 chàng trai tốt, phải không?)

9. Câu hỏi đuôi của “S + wish”

Những câu mong muốn xuất hiện với dạng “S + wish…” sẽ có dạng câu hỏi đuôi là “May + S?”

Ví dụ:

We wish to take a day off next week, may we?
(Chúng tôi mong muốn được nghỉ 1 ngày vào tuần sau, được không?)

10. câu có “used to” (đã từng)

Cấu trúc “used to” để diễn tả thói quen, hành động đã từng xảy ra trong quá khứ, ta xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did” là được.

Ví dụ:

He used to smoke a lot, didn’t he?
(Anh ấy đã từng hút thuốc rất nhiều, có phải không?)

11. Câu hỏi đuôi của would rather/had better

Ta dùng would/had cho phần hỏi đuôi

Ví dụ:

We’d better stay, hadn’t we?
(Chúng ta ở lại, được chứ?)

12. Câu hỏi đuôi của I + động từ trần thuật

Đối với những câu mệnh đề trần thuật được cấu tạo theo công thức “I think/believe/… + (that) + S + V + O” thì chủ ngữ của câu hỏi đuôi sẽ là chủ ngữ của mệnh đề phụ phía sau, nhưng khẳng định/phủ định vẫn sẽ phụ thuộc vào mệnh đề chính I think/believe.

Ví dụ:

I think he will not leave, won’t he?
(Tớ nghĩ anh ấy sẽ không rời đi đâu, phải không?)

Trong ví dụ trên phần hỏi đuôi doesn’t he sẽ lấy chủ ngữ he và trợ động từ will của mệnh đề phụ, tuy nhiên khẳng định/phủ định lại chia theo mệnh đề chính I think, vì I think là khẳng định nên phần hỏi đuôi sẽ là phủ định won’t he.

Lưu ý: cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu think/ believe/ suppose/… để xác định trợ động từ cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

She thinks he will come, doesn’t she?
(Cô ấy nghĩ anh ta sẽ đến, đúng không?)

13. Đối với mệnh đề danh từ

Khi chủ ngữ là một mệnh đề danh từ, ta dùng “it” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: what she wants is a day off from work, isn’t it?
(Điều cô ấy muốn là được nghỉ làm 1 ngày, phải không?)

14. Đối với chủ ngữ this/ that

This/ that được thay bằng it cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

This is your shirt, isn’t it?
(Đây là áo của cậu, phải không?)

Đăng ký Tài khoản

Họ và tên học sinh *

Nhập: "Họ và tên gồm chữ cái và dấu cách"

Số điện thoại hoặc email *

Nhập: "Số điện thoại hoặc email"

Mật khẩu *

👁\
(Mật khẩu từ 6 - 16 kí tự.)
Nhập: "Mật khẩu từ 6 - 16 kí tự."

Đăng nhập

Số điện thoại hoặc email *

Nhập: "Số điện thoại hoặc email"

Mật khẩu *

👁\
Nhập: "Mật khẩu từ 6 - 16 kí tự"
Đăng ký Tài khoản Quên mật khẩu

Quên mật khẩu

Số điện thoại hoặc email đã đăng ký *

Nhập: "Số điện thoại hoặc email"